Các vật dụng như bộ đồ ăn bằng thủy tinh, đèn, ly, tách, ảnh hoặc khung hình cũng cần được đóng gói một cách cẩn thận trước khi vận chuyển các đồ dễ vỡ. Để đảm bảo hàng hóa không bị hư hại và hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bạn cần phải biết cách đóng gói vật dụng để đảm bảo được độ an toàn.
Trong bài viết này hãy cùng HLVINA cung cấp những thông tin cũng như 5 cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ nhé!
Cách 1 – Đóng gói những đồ vật dễ vỡ như bát đĩa
Bát đĩa là một trong những thứ dễ vỡ nhất trong khâu chuyển nhà hoặc di chuyển giao hàng. Vì vậy, để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có, thì bạn nên thực hiện những bước sau:
Dùng giấy hoặc những tờ báo bỏ bọc hết toàn bộ bát đãi rồi dùng băng keo dán lại
Lót giấy chèn hoặc xốp bong bóng (xốp bọc hàng) ở dưới đáy thùng
Xếp đĩa theo một chiều dọc. Chú ý, bạn không nên sử dụng thùng carton quá nhỏ tránh gây nên hiện tượng chèn ép và gây ra vỡ hoặc mẻ bát đĩa trong quá trình vận chuyển
Lót thêm lớp chống sốc hoặc đổ các miếng xốp tươi sau khi đã xếp toàn bộ đĩa vào thùng
Cách 2 – Cách đóng gói đồ dễ vỡ-ly, tách
Khi đóng gói các vật dụng dễ vỡ như ly, cốc, bạn có thể bọc cốc bằng giấy gói hoặc giấy báo, sau đó đặt giấy đã nhàu vào giữa cốc sẽ giúp duy trì khoảng cách an toàn và giảm không gian trống (tránh chạm nhau gây dổ vỡ). Hoặc bạn có thể sử dụng xốp bọc hàng để bảo vệ những mặt hàng dễ vỡ.
Cho dù đó là cách bạn đóng gói các đĩa thủy tinh bên trên nó, hay cách bạn đóng gói và vận chuyển các đồ dễ vỡ như ly và tách, hãy nhớ lót giấy ở đáy thùng hoặc sử dụng xốp tươi bất cứ khi nào có thể.
Bạn nên chọn một thùng carton có kích thước vừa phải, đặt cốc nặng nhất ở dưới cùng, đặt cốc nhỏ lên trên. Trong quá trình hoàn thiện, nên vớt xốp hoặc giấy vụn để loại bỏ các khe hở, tránh va chạm.
Cách 3 – Đóng gói đồ dễ vỡ là bóng đèn
Nó hơi phức tạp so với 2 cách đóng gói trên. Đầu tiên, bạn cần gói đèn trong túi nhựa hoặc túi khí.
Sau đó lấy khăn, vải hoặc màng xốp cho vào hộp hoặc thùng carton có kích thước lớn hơn cả chiếc đèn. Cuối cùng, đặt đèn bằng phẳng và phủ lốp xốp cho đầy thùng carton để tránh bị rơi vỡ trong quá trình di chuyển
Cách 4 – Đóng gói và vận chuyển các sản phẩm điện tử
Khi đóng gói các sản phẩm điện tử, chẳng hạn như: điện thoại, máy tính, máy ảnh … chúng ta nên sử dụng vật liệu làm đầy, chẳng hạn như xốp PE hoặc túi bong bóng. Sau khi gói sản phẩm xong, dùng băng dính (keo) dán cố định các góc của thiết bị lại rồi cho vào thùng carton.
Lưu ý khi chọn kích thước thùng, không nên chọn thùng quá lớn so với đồ bên trong. Dùng miếng xốp và miếng vải mềm chêm vào giữa sản phẩm và thùng carton để sản phẩm không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
Nếu bạn muốn chuyển nhà, bạn nên thuê công ty chuyển nhà trọn gói vì họ sẽ có nhân viên đóng gói và vận chuyển chuyên nghiệp hơn.
Cách 5 – Đóng gói khung hình ảnh
Đối với hình ảnh kích thước nhỏ, chỉ cần đóng gói tương tự như việc đóng gói đĩa/bát. Tuy nhiên, nếu kích thước lớn hơn 90cm thì nên dùng khăn hoặc bọc nilon để giữ khoảng cách.
Cách đóng gói đồ dễ vỡ như tranh ảnh rất đơn giản, bạn dùng xốp hoặc giấy gói để bọc toàn bộ khung ảnh, sau đó dùng keo dán vào cho vào thùng/hộp có cùng kích thước với bức ảnh.
Qua những chia sẻ về cách đóng gói hàng dễ vỡ chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích cũng như kiến thức để gói hàng một cách chuẩn và chuyên nghiệp nhất. Nếu bạn cần mua sản phẩm đóng gói chống sốc hãy liên hệ ngay với hlvina.com. Bên cạnh đó, những khách hàng muốn mua băng keo dễ vỡ/ bọc hàng dễ vỡ thì vui lòng liên hệ hotline 0334.800.999 để nhận được sự tư vấn tốt nhất.