Quy trình đóng gói hàng hóa có vai quan trọng trong việc chuyên môn hóa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Sự chuyên nghiệp trong khâu đóng gói góp phần nâng cao uy tín cho thương hiệu. Tạo được niềm tin với đối tác và khách hàng, mang cơ hội tốt trong hoạt động kinh doanh. Vậy, thế nào là quy trình đóng gói hàng hóa chuyên nghiệp? Cùng tham khảo ngay trong bài chia sẻ dưới đây của HLVINA nhé.
Những lợi ích từ việc đóng gói hàng hóa
Khâu đóng gói sản phẩm giữ vai trò quan trọng trước khi đưa hàng hóa tới tay người dùng. Công đoạn đóng gói được thực hiện nhằm bảo vệ sản phẩm trước những tác động từ bụi bẩn, nước, ánh nắng,… Tránh bị bể vỡ hoặc biến dạng trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, quy cách đóng gói còn thể hiện tính chuyên nghiệp của đơn vị sản xuất. Góp phần nâng cao hình ảnh và quảng bá thương hiệu, tạo uy tín với khách hàng. Quy trình đóng góp đồng bộ còn giúp tối ưu hoạt động sản xuất, giúp tiết thời gian cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Các loại dây đai buộc hàng – Phân loại và lưu ý sử dụng
Những quy định trong đóng gói sản phẩm
Đóng gói hàng hóa phải tuân theo một loạt quy cách tiêu chuẩn. Để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ, việc đóng gói phải đáp ứng được các quy định sau:
- Trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ hàng hóa phải được đóng gói và niêm yết cẩn thận. Bên ngoài bưu kiện phải liệt kê đầy đủ các thông tin về mặt hàng, thông số, quy cách, đơn vị sản xuất,…
- Vật liệu đóng gói có thể là hộp giấy hay hộp carton, tuy nhiên phải đảm bảo độ cứng và bền. Giúp chống lại các tác động từ môi trường cũng như sức nặng của các thùng hàng chồng lên nhau.
- Trường hợp bên trong thùng hàng có chỗ trống thì phải có lớp lót. Tùy vào mỗi loại sản phẩm mà chọn giấy, xốp hay túi khí để chèn vào khoảng trống. Giúp cho hàng hóa không bị xô lệch, va đập và hư hỏng khi vận chuyển.
- Với những mặt hàng cần tránh tiếp xúc với nước thì phải phủ lớp bọc nilon bên ngoài. Nhằm đảm bảo cho hàng hóa được an toàn trong những trường hợp bất khả kháng.
Hướng dẫn quy trình đóng gói hàng hóa nhanh chóng và chuyên nghiệp
Việc đóng gói hàng hóa thể hiện cho tính chuyên nghiệp của đơn vị sản xuất. Theo đó, quy trình đóng gói thường được thực hiện theo các bước dưới đây.
- Bước 1: Một sản phẩm hoàn thiện phải được dán đủ tem chất lượng, tem bảo hành hoặc tem thông tin. Tiếp theo sẽ dùng 3 lớp bóng khí bao bọc bên ngoài kiện hàng. Việc này nhằm hạn chế các tác động từ việc va đập, bảo vệ hàng hóa không bị hư hại khi vận chuyển.
- Bước 2: Tiếp theo sẽ dùng thùng carton để đóng gói những hàng hoá đã được bọc lớp bảo vệ ở bước 1. Sử dụng thêm mới lớp xốp hơi để chèn vào những khoảng trống trong thùng. Nên chọn thùng carton có chất lượng, khả năng chịu lực cao để tăng hiệu quả bảo vệ hàng hóa.
- Bước 3: Ở bước cuối cùng trong quy trình đóng gói hàng hóa là dán thông tin lên kiện hàng. Bao gồm các thông tin của bên gửi, bên nhận, loại hàng, các ghi chú,… Giúp đơn vị vận chuyển có thể nắm rõ được tính chất của sản phẩm để có phương án xử lý tốt nhất.
Khi đóng gói hàng hóa, sản phẩm, thông tin giao hàng sẽ được sẽ được đơn vị vận chuyển dán bên ngoài. Mẫu phiếu giao hàng của mỗi đơn vị sẽ có những đặc trưng riêng của thương hiệu. Tuy nhiên, cần đảm bảo chứa đầy đủ các thông tin của bên gửi, bên nhận, khối lượng, thông tin sản phẩm và mã bưu kiện. Phiếu giao hàng được in thành 2 bản để dán lên bưu kiện và giao cho người gửi.
Những lưu ý khi đóng gói sản phẩm
Trong quá trình đóng gói hàng hóa, cả đơn vị sản xuất và bên vận chuyển cần lưu những yếu tố sau:
- Tuyệt đối không sử dụng thùng carton, thùng giấy bị rách hay đã qua sử dụng. Khi mua nên chọn các loại thùng có chất lượng hoặc thiết kế nhãn hiệu riêng để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu.
- Kích thước của thùng carton phải đảm bảo chứa được hết sản phẩm. Theo đó, kích thước sản phẩm phải bằng ít nhất 80% kích thước của thùng.
- Không nên sử dụng túi nilon đã cũ, kém chất lượng để đóng gói hàng hóa. Tốt nhất là dùng túi nilon có dạng hình chữ nhật và nên đồng nhất về màu sắc.
- Sử dụng băng keo đóng gói mới nhằm đảm bảo độ bám dính. Nên dùng băng keo trong hoặc có màu vàng để đồng nhất màu sắc của thùng hàng. Khi dán băng keo cần chú ý không để che khuất phiếu vận chuyển.
- Khi đóng gói sản phẩm cần chèn đầy màng lót, bóng khí vào những khoảng trống trong thùng. Tránh cho hàng hóa không bị va đập vào nhau trong quá trình vận chuyển.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng túi khí chèn hàng
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc quy trình đóng gói hàng hóa chuyên nghiệp nhất. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đến tay người nhận hàng. Để bảo vệ hàng hóa trong khâu vận chuyển chắc chắn sẽ không thể thiếu các loại màng bảo vệ. Nếu khách hàng đang tìm địa chỉ cung cấp các loại vật liệu bảo vệ sản phẩm hãy liên với HLVINA. Hoặc gọi vào hotline 077.899.4141 – 0936.256.990 để được tư vấn sản phẩm phù hợp nhất.
Pingback: Quy cách đóng gói sản phẩm may mặc xuất khẩu - HLVINA.COM
Pingback: Tổng hợp quy cách đóng gói hàng xuất khẩu tiêu chuẩn - Dây đai HLVINA