Trong cuộc sống hiện đại ngày nay chắc chắn chúng ta đã không còn thấy xa lạ gì đối với những kiện hàng được đóng và hàng ngày đều được vận chuyển đến nơi tiêu thụ rồi đúng không? Thế nhưng đâu phải ai cũng biết và hiểu rõ về các quy định đóng gói của các loại hàng như thế nào.
Quy định trong việc đóng gói được đưa ra nhằm đảm bảo sự sự an toàn cho kiện hàng đến tay khách hàng. Biết đóng gói hàng hóa đúng cách giúp bạn hạn chế ít bị trả hàng về, giúp bảo vệ hàng hóa được tốt hơn chống sốc cũng như hư hỏng. Hãy cùng chúng tôi xem hết chi tiết bài viết này để có một cái nhìn rộng mở và bao quát hơn nhé!
Những quy định trong việc đóng gói hàng hóa
- Hàng hóa khi được đóng gói cẩn thận phải gói thêm xốp, hay giấy báo, bì bóng có bọt khí bên trong để chịu được các tác động lực mạnh khi vận chuyển cũng như tác nhân về nhiệt độ của môi trường.
- Hãy chắc chắn được việc niêm phong chặt băng keo khi gói hàng xong.
- Tùy vào loại hàng mà chúng ta nên dán thêm những cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng hàng như hàng dễ vỡ, hàng dễ cháy…
- Với các loại hàng hóa có hình dạng đặc biệt, chúng ta nên bao bọc cẩn thận và chú ý đến các cạnh nhọn của hàng hóa để bọc thêm lớp giấy, dán băng keo nào đó.
- Ghi chi tiết và đầy đủ các thông tin của người nhận trên thùng hàng mình gói. Ví dụ như tên, số điện thoại, địa chỉ nhà, tên hàng hóa, tên người gửi…
Các loại hàng cấm vận chuyển
- Tất cả các loại thuốc kích thích đến thần kinh như ma túy, thuốc lắc…
- Các loại vũ khí có đầu sắc nhọn, gây sát thương đến con người như: dao, kéo, thương…
- Các đồ vật dễ gây cháy, nổ hoặc chất gây ô nhiễm, tổn hại đến môi trường, thiên nhiên.
- Các loại hóa chất độc hại khác như: thuốc thú y, nước tẩy chứa hàm lượng axit cao…
6 cách đóng gói hàng hóa theo từng loại hàng
Hàng hóa có chất liệu thủy tinh, sứ, gốm…
Đây là loại mặt hàng vô cùng dễ vỡ khi vận chuyển mạnh vì thế nên chúng ta cần chú ý sử dụng đến những dạng bì bóng có bọt khí bên trong bọc kín mọi góc cạnh của đồ vật từ 3 lớp trở lên và bỏ trong thùng giấy giày một chút để nó không bị ma sát quá mạnh.
Mặt hàng là các loại mỹ phẩm
Thường đối tượng người dùng loại hàng hóa này rất kĩ tính trong việc nhìn bao bì sản phẩm cũng như cách đóng gói của người bán nên bạn phải vô cùng cẩn thận. Các bạn cũng nên dùng các loại bì bóng có túi khí bên trong để tránh sự va đập mạnh cũng như thêm xốp gói lên vùng miệng của mỹ phẩm trần để tránh bị chảy ra ngoài.
Sản phẩm đóng gói là các loại giày dép, quần áo
Loại này thì đỡ nhọc hơn các loại sản phẩm khác bạn chỉ cần bọc 1-2 lớp túi nilon cho quần áo. Còn giày thì bạn nên cẩn thận hơn một xíu, vì sản phẩm này nếu như bị va đập quá mạnh nó cũng có thể bị méo. Thế nên ta cần hơn 2 lớp túi bóng để sản phẩm được chắc chắn hơn.
Mặt hàng lớn như đồ điện tử
Đối với loại hàng này thì ta nên cố định sản phẩm bằng các loại mút, xốp bên trong thùng của sản phẩm. Bọc từ 2 lớp túi khí bóng trở lên và chèn loại mút dày từ 5mm cho 6 mặt bên ngoài của thùng sản phẩm trước khi cho vào thùng carton. Niêm phong thêm cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng hàng hàng dễ vỡ.
Mặt hàng là các loại thực phẩm, trái cây
- Hàng hóa phải được bảo vệ trong các lớp hộp, bì hoặc chai.
- Các loại bọc ngoài như hộp phải cứng và chắc để khi có xếp chồng lên nhau cũng không tổn hại đến các sản phẩm bên trong.
- Loại hàng hóa đó không được phép quá tải về trọng lượng và thể tích. Hàng hóa phải có lớp thông thoáng khí phù hợp với nhu cầu thị trường.
Mặt hàng là các loại sách, văn phòng phẩm
Đối với loại này cũng vô cùng đơn giản. Vì nó không dễ vỡ và bị ôi thiu như thực phẩm cho nên ta chỉ cần bọc nilon quanh sản phẩm tránh việc trầy xước.
Lời kết
Tóm lại, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng cùng với những điều kiện ngoại cảnh tác nhân bên ngoài của yếu tố nhiệt độ…Đối với từng loại hàng hóa khác nhau mà chúng ta sẽ có cho mình cách lựa chọn phù hợp những loại bao bì phù hợp hơn với nhu cầu khác nhau đó.
Bên cạnh những điều như vậy, đối với từng loại bao bì hàng hóa như thế nào thì bạn cũng cần phải đóng gói một cách thật cẩn thận và đúng quy trình nhất để sản phẩm hàng hóa của mình đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng nhé. Qua những điều vừa rồi mình liệt kê, hi vọng mọi người đã hiểu rõ hơn về quy định trong việc đóng gói hàng hóa.